Lịch sử Không quân Quốc gia Khmer

Hình thành 1954-1955

Mặc dù liên đội non trẻ của Quân đội Hoàng gia Khmer được lên kế hoạch lần đầu tiên vào năm 1952 nhưng mãi đến ngày 22 tháng 4 năm 1954 thì Không quân Hoàng gia Khmer (tiếng Pháp: Aviation Royale Khmère – AVRK) mới chính thức thành lập dựa theo sắc lệnh của Hoàng thất Campuchia. Dưới sự chỉ huy của Đại tá Ngo Hou, nguyên bác sĩ riêng của Hoàng thân Norodom Sihanouk là và được biết đến một cách mỉa mai là ‘Câu lạc bộ Hàng không Hoàng gia’.[1] Không quân Hoàng gia Khmer ban đầu chỉ có một phi đội gồm bốn máy bay liên lạc Morane-Saulnier MS.500 Criquet, hai máy bay chuyên dụng hạng nhẹ Cessna 180, một máy bay cá nhân hạng nhẹ Cessna 170 và một máy bay vận tải DC-3 được sửa sang để chuyên chở yếu nhân (VIP). Ở giai đoạn này, Không lực Hoàng gia Khmer chưa phải là một quân chủng độc lập; vào lúc đầu, cán bộ nhân viên Không lực phải lấy từ bên Công binh qua, Bộ Quốc phòng đặt quân chủng Không quân Hoàng gia Khmer dưới sự kiểm soát hành chính của Tổng cục thanh tra Công binh quân đội.

Phát triển 1955-1964

Trong giai đoạn mở rộng lần đầu từ năm 1955-1962, Không quân Hoàng gia Khmer nhận được sự hỗ trợ từ Pháp, Mỹ, và Israel với việc cung cấp các chương trình huấn luyện, hỗ trợ kỹ thuật và máy bay bổ sung. Phái đoàn cố vấn viện trợ quân sự Mỹ (USMAAG) đã chuyển nhượng 14 chiếc máy bay huấn luyện T-6G Texan, 8 máy bay trinh sát Cessna L-19A Bird Dog, 3 máy bay liên lạc DHC L-20 Beaver và 7 máy bay vận tải C-47 (sớm được gia nhập với thêm hai chiếc vận tải cơ C-47 mua từ Israel) cho phép Không quân Hoàng gia Khmer sở hữu một khả năng tấn công hạng nhẹ cũng như nâng cao công tác trinh sát và khả năng vận chuyển quân đội.

Trung lập 1964-1970

Các khóa huấn luyện máy bay đầu tiên trong nước bắt đầu vào tháng 10 năm 1954 bởi các huấn luyện viên người Pháp tại Trường huấn luyện Hàng không Hoàng gia mới được thành lập tại sân bay Pochentong gần Phnôm Pênh, dù các khóa sinh phi công người Khmer về sau đều được đưa sang Pháp. Vào tháng 8 năm 1964, chương trình viện trợ USMAAG của Mỹ đã bị đình chỉ khi Campuchia vừa thông qua một chính sách trung lập, do đó Không quân Hoàng gia Khmer tiếp tục dựa vào viện trợ quân sự từ Pháp, nhưng đồng thời cũng quay sang phía Úc, Liên XôTrung Quốc về khoản máy bay và huấn luyện.

Do thiếu hụt nguồn nhân lực và khí tài bay hạn chế, Không lực Khmer khó đảm bảo việc bảo vệ không phận quốc gia. Mặc dù có vài đường băng khác hơn Pochentong, thế nhưng chúng chỉ được sử dụng tạm thời như đường băng hạ cánh khẩn cấp và chẳng bao giờ làm thành căn cứ không quân thứ cấp. Do đó, không quân chỉ đơn thuần được coi là một lực lượng yểm trợ tác chiến nhằm cung cấp các dịch vụ vận chuyển hàng không cho các đơn vị bộ binh và thỉnh thoảng đóng vai trò không yểm cho các cuộc hành quân tác chiến trên bộ và trên biển.

Tổ chức trước 1970

Tháng 3 năm 1970, Không quân Hoàng gia Campuchia có tổng quân số lên đến 1250 sĩ quan và phi công dưới sự chỉ huy của Đại tá Keu Pau Ann, bao gồm một phần các nhân viên phi hành đoàn tổ bay (phi công, hoa tiêu, kỹ sư máy bay, điện đài viên và công nhân cơ khí hàng không) và kỹ thuật viên mặt đất (điều không, nhân viên đài phát thanh và radar, thợ máy và các nhân viên phụ trợ). Các thành phần không quân chính của Liên đoàn Không quân chiến thuật gồm bốn nhóm bay - một huấn luyện nâng cao, một tấn công, một vận tải và liên lạc và một quang báo - được cung cấp bằng một loạt khí tài hỗn hợp gồm 143 máy bay với 23 loại khác nhau, nguồn gốc chủ yếu là từ Pháp, Mỹ, Liên Xô, Trung Quốc, Nam TưCanada. Hầu hết các máy bay và nhân viên đều tập trung tại căn cứ quân sự gần kề sân bay quốc tế Pochentong ở Phnôm Pênh, nơi đặt Học viện Hàng không và Bộ chỉ huy Không quân Hoàng gia Khmer được cấu trúc như sau:

Ngoài những máy bay được mua lại hoặc tặng từ các quốc gia thân thiện, Không quân Hoàng gia Khmer từ năm 19621966 được sáp nhập vào danh mục khí tài một số lượng nhỏ máy bay và trực thăng do những phi công Không lực Việt Nam Cộng hòa (VNAF) đào ngũ bay sang Campuchia, trong đó bao gồm ba máy bay A-1H Skyraider và hai trực thăng Sikorsky H-34.[4]

Tiểu đoàn an ninh Không quân

Để tuần tra các căn cứ và máy bay chính yếu ở Pochenton nhằm chống lại các hành vi phá hoại hoặc các cuộc tấn công của đối phương, khoảng năm 1967-1968, Bộ Tư lệnh Không quân Quốc gia Khmer đã cho thành lập một tiểu đoàn bảo vệ an ninh phi trường gọi tắt là Tiểu đoàn an ninh Không quân (tiếng Pháp: Battaillon de Fusiliers de l'Air - BFA). Tương tự như chức năng của Trung đoàn Không quân Hoàng gia Anh, BFA được tổ chức như một tiểu đoàn bộ binh hạng nhẹ bao gồm ba đại đội súng trường được phân công chủ yếu dành cho nhiệm vụ bảo vệ an ninh sân bay và phòng thủ tĩnh. Thường xuyên được phân bổ tại căn cứ không quân Pochenton do Thiếu tá Sou Chhom chỉ huy, tiểu đoàn có khoảng 200-300 phi công được trang bị các loại súng trường kiểu chốtsúng tiểu liên lỗi thời do Pháp sản xuất.[5]

Tái tổ chức 1970-1971

Không quân Quốc gia Khmer (tiếng Pháp: Aviation Nationale Khmère – AVNK) tái chỉnh trang tạm thời trong sự khuấy động của cuộc đảo chính năm 1970, tuy Không lực Campuchia vẫn còn lại Bộ Tư lệnh Quân đoàn phụ cho đến khi sáp nhập vào ngày 8 tháng 6 năm 1971, mới chính thức trở thành quân chủng độc lập thứ ba trong Quân lực Quốc gia Khmer. Trạng thái mới này sau đó đã được xác nhận vào ngày 15 tháng 12, khi Không lực Quốc gia Khmer chính thức đổi tên thành Không lực Khmer - KAF (tiếng Pháp: Armée de l'Air Khmère - AAK).

Vụ đột kích Pochentong

Vào đêm ngày 21-22 tháng 1 năm 1971, khoảng 100 lính đặc côngcông binh Quân đội Nhân dân Việt Nam đã vượt qua vành đai phòng thủ "Biệt khu Thủ đô" (RMS) do quân đội Campuchia thiết lập xung quanh Phnôm Pênh và thực hiện một cuộc đột kích ngoạn mục vào căn cứ không quân Pochentong. Toàn đội chia thành 6 phân đội nhỏ hơn được trang bị chủ yếu là súng trường AK-47 và súng chống tăng RPG-7, các đơn vị đặc công Quân đội Nhân dân Việt Nam đã thành công trong việc bóc các lớp hàng rào kẽm gai và nhanh chóng áp đảo số lính trang bị kém của Tiểu đoàn an ninh làm nhiệm vụ đêm đó.

Một khi vào được bên trong khu căn cứ, đội đặc công liền tung ra một đợt bắn chặn dữ dội bằng các loại súng nhỏ và súng phóng lựu bắn vào bất kỳ máy bay nào mà họ tìm thấy trên khu vực đậu xe tiếp giáp với đường băng và các công trình gần đó; một trong những đội đặc công thậm chí còn trèo vào cạnh khu nhà ga thương mại của sân bay dân sự và sau khi chiếm giữ vị trí tại nhà hàng quốc tế bên trên mái nhà, họ bắn một quả rocket vào kho chứa bom napalm gần thềm để máy bay của Không lực Việt Nam Cộng hòa.

Cuộc tập kích đã xóa sổ phần lớn trang bị của không quân Khmer. Khoảng 50 lính Campuchia chết và trên 300 lính bị thương, nhiều xe cơ giới và 69 máy bay bị phá hủy hoặc hư hại nặng trong trận này, trong khi Quân đội Nhân dân Việt Nam chỉ tổn thất 3 người.

Tái tổ chức 1971-1972

Hàng loạt căn cứ không quân mới được thành lập tại Battambang (Phi trường 123), Kompong Cham (Phi trường 125), Kompong Chnang (Phi trường 124) và Ream (Phi trường 122) trong khi các sân bay thứ cấp và sân bay trực thăng các loại được thiết lập ở Kampot, Udong, KompongThomStung Mean Chey gần Phnôm Pênh.

Mở rộng 1972-1974

Tháng Giêng năm 1975, tổng quân số Không lực Quốc gia Khmer đã lên đến cao điểm với 10,000 sĩ quan và phi công (bao gồm cả nữ phi công) dưới sự chỉ huy của Chuẩn tướng Ea Chhong, được trang bị một loạt khí tài tổng cộng 211 máy bay các loại được phân phối giữa các phi đoàn trong Liên đoàn Không quân chiến thuật như sau:

Trung đoàn an ninh Không quân

Sau một vài vụ tấn công các sân bay Campuchia vào đầu cuộc chiến, lực lượng an ninh Không lực Khmer đã trải qua một sự cải tổ lớn vào giữa năm 1971. Tiểu đoàn an ninh sân bay bị nã pháo liên hồi tại Pochentong đã được mở rộng cho phù hợp từ một tiểu đoàn súng trường duy nhất gồm ba đại đội đến một trung đoàn trọn vẹn gồm ba tiểu đoàn, tiếp nhận sự chỉ định của Trung đoàn an ninh Không quân số 1 (tiếng Pháp: 1er Regiment de Fusiliers de l’Air – 1 RFA). Từ giữa tháng 7 năm 1971 đến tháng 12 năm 1972, các tiểu đoàn không quân được luân chuyển thông qua các chương trình huấn luyện bộ binh chuyên sâu ở miền Nam Việt Nam để nâng cao khả năng chiến đấu của họ, với các phi công được lựa chọn một số khóa huấn luyện chuyên ngành như vào đầu năm 1973, Trung đoàn an ninh Không quân số 1 gồm hai tiểu đoàn cộng thêm một tiểu đoàn chuyên được huấn luyện cho các phi vụ tìm kiếm, giải cứu và bảo vệ yếu nhân (VIP).

Bộ Tư lệnh an ninh Không quân Khmer dưới sự chỉ huy của Đại tá Sou Chhom được tăng cường vào năm 1974, một đơn vị thứ hai được điều động nhằm củng cố phòng tuyến tại căn cứ không quân Kompong Cham sẽ trở thành Trung đoàn an ninh Không quân số 2 (tiếng Pháp: 2éme Regiment de Fusiliers de l’Air – 2 RFA).[11] Các tiểu đoàn của Trung đoàn an ninh Không quân số 2 do Lực lượng đặc biệt Khmer phụ trách huấn luyện trong nước tại Trung tâm huấn luyện bộ binh Ream gần Kompong Som.[12] Đến tháng 4 năm 1975, lực lượng an ninh Không lực Khmer có tổng quân số lên đến 1,600 phi công biên chế thành sáu tiểu đoàn bộ binh hạng nhẹ, được trang bị các loại vũ khi nhỏ đã lỗi thời của Mỹ và tịch thu các loại vũ khí nhỏ hiện đại của Liên Xô hoặc Trung Quốc.[13]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Không quân Quốc gia Khmer http://www.khmerairforce.com/ http://www.mail-archive.com/camdisc@googlegroups.c... http://www.virtual.vietnam.ttu.edu/cgi-bin/starfet... http://www.vietnam.ttu.edu/star/images/239/2390505... http://www.vietnam.ttu.edu/star/images/239/2390505... http://www.vietnam.ttu.edu/star/images/239/2390505... http://www.aeroflight.co.uk/waf/aa-eastasia/cambod... http://www.aeroflight.co.uk/waf/aa-eastasia/cambod... https://web.archive.org/web/20070221083105/http://... https://web.archive.org/web/20070221083124/http://...